Cột Trụ của Tình Thương
Mỗi sáng thức dậy (thường là vào những ngày cuối tuần) hoặc/và mỗi khi đi làm về, hể thấy bóng dáng ba là tôi vội kêu to:
“Lụ tầu!”
Dad!
Ba ơi!
Ba tôi liền hỏi lại:
“Mách dẹ?”
What is it?
Có chuyện gì vậy con?
Đôi lúc thì tôi hỏi tiếp,
“Nị hủ ma?”
How are you?
Ba có khỏe không?
Ba tôi luôn trả lời rằng:
“Hủ hủ…”
Good, good…
Ờ, khỏe, khỏe…
Và cả hai đều cười.
And we both laugh.
Thường thì cuộc đối thoại giữa hai cha con tôi chỉ đơn giản như thế thôi. Mặc dù hỏi để mà để hỏi, nhưng hỏi đó để tôi nhận biết là ba tôi còn đó và nghe đó để ba tôi hiểu rằng tôi luôn ở bên ba.
Nếu nói rằng hai cha con tôi chưa bao giờ từng tranh cãi hoặc giận nhau thì thật ra không đúng. Trái lại, có nhiều lần ba và tôi tranh cãi với nhau đến khi cả hai đều bị khan tiếng và còn giận nhau đến nổi cả hai đều tự ái, không ai nói với ai một lời nào.
Nhưng được cái may mắn là ba và tôi không bao giờ buồn lòng nhau lâu. Không kể ai sai, ai đúng, ai có lý và ai vô lý, tôi (phận làm con) đều đến trước ba tôi đề nói lời xin lỗi - chỉ sau khi thấy tình cảnh đã nguôi ngoai. Mà nếu thật sự có chuyện gì còn ấm ức thì đợi chờ hôm khác bàn lại với ba. Còn ba tôi thì không thể nào không xiu lòng khi đứa con gái của mình lại làm quen. Chính đó mà không ai còn giận được ai nữa.
Không những vậy mà cả hai còn ngồi lại trò chuyện tiếp với nhau để lắm lúc bị má tôi rầy: “Hai cha con nói tòan là chuyện trên trời dưới đất, còn chuyện nhà thì không làm!” Ba và tôi chỉ biết cười “trừ.”
Đối với tôi, ba không chỉ là người cha mà còn là người thầy, người đã đồng hành cùng với má tôi trong công việc mở rộng kiến thức và tầm nhìn của tôi.
Mặc dù giờ đây vai trò ấy, trên căn bản, đã quán chuyển ít nhiều khi tôi nay tìm thấy tôi giúp đỡ ba mẹ am hiểu và tiếp cận thêm về những phát triển, đổi mới của khoa học trong xã hội tiên tiến ngày nay. Ba mẹ vẫn là trụ cột của tình thương và sự hiểu biết. Những người hướng dẫn tôi về kinh nghiệm sống cũng như giảng dạy và ủng hộ tôi về đời sống tâm linh.~
Mỗi sáng thức dậy (thường là vào những ngày cuối tuần) hoặc/và mỗi khi đi làm về, hể thấy bóng dáng ba là tôi vội kêu to:
“Lụ tầu!”
Dad!
Ba ơi!
Ba tôi liền hỏi lại:
“Mách dẹ?”
What is it?
Có chuyện gì vậy con?
Đôi lúc thì tôi hỏi tiếp,
“Nị hủ ma?”
How are you?
Ba có khỏe không?
Ba tôi luôn trả lời rằng:
“Hủ hủ…”
Good, good…
Ờ, khỏe, khỏe…
Và cả hai đều cười.
And we both laugh.
Thường thì cuộc đối thoại giữa hai cha con tôi chỉ đơn giản như thế thôi. Mặc dù hỏi để mà để hỏi, nhưng hỏi đó để tôi nhận biết là ba tôi còn đó và nghe đó để ba tôi hiểu rằng tôi luôn ở bên ba.
Nếu nói rằng hai cha con tôi chưa bao giờ từng tranh cãi hoặc giận nhau thì thật ra không đúng. Trái lại, có nhiều lần ba và tôi tranh cãi với nhau đến khi cả hai đều bị khan tiếng và còn giận nhau đến nổi cả hai đều tự ái, không ai nói với ai một lời nào.
Nhưng được cái may mắn là ba và tôi không bao giờ buồn lòng nhau lâu. Không kể ai sai, ai đúng, ai có lý và ai vô lý, tôi (phận làm con) đều đến trước ba tôi đề nói lời xin lỗi - chỉ sau khi thấy tình cảnh đã nguôi ngoai. Mà nếu thật sự có chuyện gì còn ấm ức thì đợi chờ hôm khác bàn lại với ba. Còn ba tôi thì không thể nào không xiu lòng khi đứa con gái của mình lại làm quen. Chính đó mà không ai còn giận được ai nữa.
Không những vậy mà cả hai còn ngồi lại trò chuyện tiếp với nhau để lắm lúc bị má tôi rầy: “Hai cha con nói tòan là chuyện trên trời dưới đất, còn chuyện nhà thì không làm!” Ba và tôi chỉ biết cười “trừ.”
Đối với tôi, ba không chỉ là người cha mà còn là người thầy, người đã đồng hành cùng với má tôi trong công việc mở rộng kiến thức và tầm nhìn của tôi.
Mặc dù giờ đây vai trò ấy, trên căn bản, đã quán chuyển ít nhiều khi tôi nay tìm thấy tôi giúp đỡ ba mẹ am hiểu và tiếp cận thêm về những phát triển, đổi mới của khoa học trong xã hội tiên tiến ngày nay. Ba mẹ vẫn là trụ cột của tình thương và sự hiểu biết. Những người hướng dẫn tôi về kinh nghiệm sống cũng như giảng dạy và ủng hộ tôi về đời sống tâm linh.~
No comments:
Post a Comment