Sunday, November 22, 2009

Leaving Deer Park

Ngày Rời Lộc Uyển

Gate Sign at Deer Park Monastery
Prologue - Lời Nói Đầu
Coming and leaving. Arrival and departure. There cannot be one without the other.

Though nothing is permanent, the emotion, thought and feeling at the moment are true.

This account of recollections written in Vietnamese is to reflect on those moments of peace amid the beautiful scenery of an Autumn morning...

  1. Trước Bình Minh
    Before Dawn

  2. Nói Lời Tạm Biệt
    Saying Farewell

  3. Đường Xuống Núi
    Down the Mountain Road

  4. Động Vật "Dễ Thương" ở Lộc Uyển
    Our Animal Friends at Deer Park

  5. Lưng Sau của Đức Phật
    The Back of the Buddha

  6. Một Sư Cô Chưa Từng Được Biết Tên
    A Sister with No Name

  7. Ánh Đèn Pha Trong Đêm
    Headlights at Night

Epilogue - Phần Kết
Going on a trip, there are things which were planned and those which were not planned like the places we visit and the strangers we meet.

Changes in the scenery give rise to opportunities for exploration and discovery, to familiarize and/or re-familiarize ourselves with the surroundings of trees, plants, people and animals.

Whether it is the passerby we simply smile and say “Hello!” or a close acquaintance with whom we share our life stories, they both touch our lives in a special way, knowingly or unknowingly.

And that we sometimes are those strangers and/or friends who touch other people’s lives!

[Start reading] Before Dawn

Before Dawn

Trước Bình Minh
Main: Leaving Deer Park [Previous] |
Saying Farewell[Next]

Tôi giật mình tỉnh giấc vào khỏang 3 giờ sáng, nửa tiếng sớm hơn chuông đồng hồ reo báo thức giờ mà tôi đã chỉnh đêm qua.

Nhờ vào ánh đèn bên ngòai khu cư xá nơi thiền sinh ở, trên xóm Vững Chãi (Solidity Hamlet) của quý Thầy, cộng vào với ánh sáng LED phát ra từ chiếc đèn pin nhỏ cầm trong tay, tôi nhè nhẹ đi lần trong bóng đêm tìm hướng vào phòng làm vệ sinh buổi sáng. Đó là để tránh làm nên tiếng động lớn đánh thức bác gái ở cùng phòng và cũng để cho má tôi ngủ thêm một lát nữa trước một ngày bay dài.

Vừa đánh răng tôi vừa nhìn vào kiếng và thầm nghĩ: “Nay sắp rời Lộc Uyển rồi, hãy rảo mắt nhìn chung quanh (để making memories) một lần nữa trước khi đi.”

Rồi cũng có một dòng suy nghĩ khác chạy đến: “Hmm... Hai năm trước mình cũng nói vậy mà hai năm sau mình cũng nói y hệt như vậy. Điều khác biệt ở đây là mình chỉ nói ở hai chỗ khác nhau thôi, phòng A5 của hai năm trước và bây giờ phòng đối diện B1 của hai năm sau. Lộc Uyển đã trở thành nhà của mình rồi. Mình đâu có đi đâu đâu? Vẫn ở đây đó mà!”

Chợt dòng suy nghĩ nữa chạy đến nhắc nhở: “Nãy giờ đánh răng mà không có chánh niệm rồi.”

Hú hồn, mãi chạy theo dòng suy nghĩ mà quên để tâm là mình đang chăm sóc cho mấy cái răng!

Liền sau đó, tôi mĩm cười lấy mình trong gương, trở về với hơi thở và đọc thầm bài thi kệ*:

"Đánh răng và súc miệng
Để sạch nghiệp nói năng
Để nói lời chánh ngữ
Hoa nở tự vườn tâm."


(*) Source: Langmai
Main: Leaving Deer Park [Previous] |
Saying Farewell[Next]

Saying Farewell

Nói Lời Tạm Biệt
Before Dawn [Previous] |
Down the Mountain Road [Next]

Sau khi kiểm tra lại một lần cuối, trước khi thu xếp những vật dụng cá nhân còn lại để cất vào trong chiếc vali và cái túi ba lô (backpack) xách tay, tôi bước ra khỏi phòng vệ sinh. Đi về phía giường chổ má tôi nằm, dự định là để đánh thức má tôi dậy; nhưng, má đã thức giấc tự nãy giờ rồi. Không những vậy, bác gái ở cùng phòng cũng lục đục thức dậy theo.

Chiều qua, tôi có cho bác biết thông tin là má và tôi cần phải dậy sớm chuẩn bị kịp đón xe đi phi trường (airport) để đón chuyến 8 giờ sáng, bay từ San Diego về Washington/Dulles. Rồi từ phi trường Washington/Dulles đón chuyến bay chặng cuối để về lại thành phố Harrisburg thuộc tiểu bang Pennsylvania. Chính vì vậy, buộc phải xin phép làm phiền giấc ngủ của bác sáng nay. Nghe qua bác gái rất hoan hỉ thông cảm cho.

Nhận biết má tôi quen uống cà phê (coffee) vào lúc sáng sớm, bác còn nhắc nhở tôi dùng bình nấu nước sôi của bác để nấu nước pha cà phê cho má như tôi thường làm vào mỗi bửa sáng của mấy ngày trước.

Về đến Lộc Uyển là vậy đó, ai ai cũng đối xử với nhau bằng tình thương chân thật và lo lắng để ý cho nhau như ruột thịt ở trong nhà. Cho nên mỗi lần chia tay nhau đều thấy quyến luyến…

Ngẫm nghĩ, mong sao ngoài đời thường, mọi người có thể hiểu và thương yêu lẫn nhau thì hay biết mấy?
Before Dawn [Previous] |
Down the Mountain Road [Next]

Down the Mountain Road

Đường Xuống Núi
Saying Farewell [Previous] |
Our Animal Friends at Deer Park[Next]

Gần 4 giờ sáng, tôi bật điện thoại di động lên để có gì thì bác tài xế xe (car driver) ra phi trường tiện việc liên lạc trong trường hợp lỡ khi bác đến bãi đậu xe, gần xóm Trong Sáng (Clarity Hamlet) của quý Cô, trước khi má và tôi có cơ hội thiền hành xuống núi.

Khi về đến tu viện, tôi tập tắt hẳn điện thọai để không bị bận tâm trong thời gian tu học. Chỉ mở lên một vài phút vào buổi sáng hoặc/và trưa để gọi về hỏi thăm ba tôi ở nhà rồi lại tắt nó đi. Nếu có ai gọi lại trong khi điện thọai đang tắt máy thì hãng dịch vụ sẽ tự động chuyển về điện thoại bàn ở nhà như đã chỉnh trước. Chính vì vậy mà tôi không có lo lắng gì.

Đang còn cài đặt ở dạng "Meeting", chuông điện thoại di động reo lên một tiếng "beep" ngắn và nó bắt đầu rung (vibrate) làm tôi giật mình. À, thì ra ba tôi gọi lại cho biết rằng bác tài xế xe có gọi xin (trể) thêm khoảng 15 phút vì bác ấy không nhớ rõ đường lên núi cho lắm.

Cũng với chiếc đèn pin cầm trong tay như hôm nào thiền hành, đi xuống thiền đường Thái Bình Dương (the Ocean of Peace Meditation Hall) để tham dự thiền tọa vào ban sáng, hai má con tôi vai đeo tay xách cùng nhau thả dốc, bắt đầu xuống núi.

Ngẩn mặt nhìn lên, trên đầu sao chiếu lấp lánh. Thật là tuyệt vời và đúng như lời Thầy trụ trì Pháp Dung từng chia sẻ với đại chúng: “Deer Park is a great place to watch the stars.” (Lộc Uyển là nơi tuyệt vời để ngắm sao.)
Saying Farewell [Previous] |
Our Animal Friends at Deer Park[Next]

Our Animal Friends at Deer Park

Động Vật "Dễ Thương" ở Lộc Uyển
Down the Mountain Road [Previous] |
The Back of the Buddha [Next]

Năm đầu về Lộc Uyển, tôi không có tận mắt thấy một con rắn nào. Chỉ có nghe qua có một người bác thấy thôi. Nhưng, năm nay một mình tôi đã hai lần thấy rắn.

Một lần vào lúc thiền hành đi về thiền đường ở xóm Trong Sáng của quý Cô để tham dự pháp đàm. Trong chớp mắt, chú rắn con màu đen vụt sàng qua đường rất nhanh. Còn lần kia thì vào lúc đi xuống bậc thang nối từ nhà ăn của quý Thầy xuống thiền đường Thái Bình Dương để nghe pháp thọai của Sư Ông. Chú rắn này có vẻ chậm rãi hơn. Tôi phải dừng lại, làm tắt nghẽn giao thông cho cả một đòan người đi sau, để chờ cho chú len lỏi vào khe đá và mất hút dưới thềm bậc thang rồi mới (dám) đi tiếp.

Dù tim không có đập mạnh như trước đây hể mà nghe đến "rắn," nhưng nói không sợ cũng không đúng. Với lại tối qua, sau khi đi dùng cơm chiều về, bác gái ở chung phòng có kể lại là trên đường về bác còn thấy một chú. Cho nên sáng nay, khi tôi thiền hành xuống núi, không khỏi ráng nhìn xem coi có chú nào lên "tập thể dục sáng," đi thong dong trên đường dốc một hoặc hai mình gì không? Đồng thời, tôi cũng tự nhủ với mình rằng Sư Ông có nói qua, (quán rằng) con rắn chỉ là sợi dây, không có gì phải sợ!

Thiệt ra thì mấy chú có làm phiền gì ai đâu? Mỗi lần có khóa tu, thiền sinh về rất đông, cả mấy trăm người. Mấy chú đều lặng lẽ tránh đi nhường chổ lại thiền sinh sinh họat nữa mà! Nhưng cũng nên hiểu dùm cho mấy chú là vì thời tiết nóng quá nên mấy chú “lên chơi và hóng gió” chút xíu vậy thôi.

Nhớ bửa nọ, trong lúc Thầy Pháp Niệm làm lễ truyền 14 giới Tiếp Hiển cho các vị xin thọ giới, đại chúng nghe tiếng vang của các con coyotes (sói đồng) gọi nhau rất là lạ tai. Trong vài giây ban đầu tôi còn cho rằng đó là tiếng của mấy em nhỏ vui chơi ở bên ngòai thiền đường. Nhưng rồi sực nhớ đến mấy con coyotes và chợt hiểu ra cái âm thanh là lạ đó.

Cũng như mấy chú rắn, các cậu coyotes cũng không có thường đến gần thiền sinh để “thăm hỏi” gì nhiều. Chắc mấy cậu ấy "mắc cở," chỉ thích đứng ở đằng xa nhìn lại thôi. Và đặc biệt là đêm đó mấy cậu kêu nhau như vậy thì cũng để chúc mừng cho các vị bồ tát thọ giới như lời Sư Cô Chân Không có giảng giải qua.
Down the Mountain Road [Previous] |
The Back of the Buddha [Next]

The Back of the Buddha

Lưng Sau của Đức Phật
Our Animal Friends at Deer Park [Previous] |
A Sister with No Name [Next]

Khi đi ngang qua nhà ăn xóm Vững Chãi của quý Thầy, nhìn vào thì nhà ăn vẫn còn tối, loe lét chỉ có một ánh đèn. Khóa tu đã kết thúc vào trưa qua. Chắc hôm nay quý Thầy và quý Cô được một "ngày làm biếng" để nghỉ ngơi. Với lại trời chắc cũng còn hơi sớm cho việc bếp núc.

Đi khỏang hơn chục bước nữa thì đến lối đi vào thiền đường Thái Bình Dương. Lối vào thiền đường thấy rất rõ. Thiền đường uy nghi đứng đó, rất thanh bình và yên tĩnh.

Đâu đó tiếng côn trùng kêu, tiếng coyotes gọi nhau hòa lẫn tiếng loạc xọac của giỏ xách mang trên vai và tiếng lộc cộc của bánh xe kéo từ chiếc va li chạm lên trên con đường trải nhựa. Thấp thóang trong bóng đêm, ánh đèn xa xa từ xóm Trong Sáng của quý Cô hiện rõ dần.

Tiện cho bác tài xế xe nhìn thấy được hai má con tôi. Má và tôi tìm vào đứng dưới thiền đường nhỏ ở xóm Trong Sáng vì nơi ấy có ánh đèn vàng rõ nhất. Trời gió thổi nhẹ, se se lạnh. Tôi nói với má: “Má lại ngồi xuống bậc thềm ở đằng kia cho đở mỏi chân và tránh gió. Con đứng ở đây canh xe đến được rồi.”

“Bậc thềm ở đằng kia” là thềm bước vào phòng dưới thiền đường nhỏ ở xóm Trong Sáng, cạnh bên thư viện của quý Cô. Còn chổ tôi đứng thì hơi sệt ra phía ngòai một chút, gần khu nhà có văn phòng đăng ký (registration office).

Từ chổ tôi đứng nhìn lại nơi má tôi ngồi và ngẩn nhìn lên trên một chút thì thấy lưng sau của Đức Phật ngồi tọa trên thiền đường, rất thẳng, rất uy nghi. Mặt dù không physically nhìn thấy được mặt trước của Ngài, tôi vẫn thấy trên gương mặt của Ngài nở một nụ cười thật hiền hậu và giàu tình thương. Lấy làm hạnh phúc, tôi mĩm cười và cuối đầu chào Ngài buổi sáng.
Our Animal Friends at Deer Park [Previous] |
A Sister with No Name [Next]

A Sister with No Name

Một Sư Cô Chưa Từng Được Biết Tên
The Back of the Buddha [Previous]
Headlights at Night [Next]

Lúc bấy giờ chỉ mới có khỏang hơn 4 giờ rưỡi mà cái hẹn với công ty xe búyt là từ khỏang 5 giờ đến 5 giờ 15 phút thì bác tài xế mới đến rước.

Trong lúc đứng chờ thì tôi nghe có tiếng động nhẹ ở đằng sau. Khi nhìn lại thì thấy một Sư Cô bước ra từ cánh cửa phòng sau chổ má tôi ngồi. Và theo lời má tôi kể lại thì Sư Cô ngồi xuống hỏi thăm: "Bác ngồi đây có lạnh không?"

Từ xa nhìn thấy Sư Cô thì tôi chỉ biết cung kính chấp tay búp sen lại cuối đầu chào. Một phần là vì mắc cở và phần khác thì không dám đi lại làm phiền Sư Cô.

Sau đó thì tôi thấy Sư Cô khuất sau cánh cửa, trở lại phòng. Cũng vào lúc ấy, có một vài Sư Cô đang đi xuống các bậc thang từ khu ni xá và đi về phía phòng giặt. Không gian vẫn yên tịnh.

Một lát sau, có tiếng động tịnh nhỏ từ phía má tôi ngồi, tôi quay lại thì thấy Sư Cô hồi nãy. Trên tay của Sư Cô bưng hai tách trà. Một lần nữa tôi chấp tay cuối đầu chào Sư Cô từ xa. Cho rằng Sư Cô đem trà nóng ra để Sư Cô dùng chung với má tôi, tôi tiếp tục đứng yên ngay tại chổ cũ. Nhưng má tôi gọi nhỏ cái tên quen thuộc thường gọi tôi ở nhà và ra hiệu bằng cách quắc tay kêu tôi đi lại. Sau khi đi đến thì Sư Cô đưa cho tôi một tách trà. Tôi lấy làm ngạc nhiên, trân trọng và cảm kính.

Sư Cô hỏi: “Em có kêu xe chưa?”

Tôi trả lời: “Dạ, có! Nhưng bây giờ thì chưa đến giờ. Bác tài xế có xin trể thêm khỏang 15 phút. Con có đem theo điện thoại di động.”

Nghe vậy, Sư Cô góp ý thêm: “Vậy em có bật điện thoại lên chưa?”

Tôi đáp lời Sư Cô: “Dạ, con mới bật điện thọai lên sáng nay. Con cài đặt ở dạng để cho nó rung khi có ai gọi lại. Chắc có gì thì hãng xe họ sẽ gọi.”

Sau cuộc trao đổi nhỏ đó Sư Cô trở về phòng để cho má con tôi tự nhiên dùng trà.

Ngồi cạnh bên má tôi, tôi tập cầm tách trà với cả hai bàn tay chấp lại như tôi thường thấy Sư Ông trong các buổi pháp thọai hoặc/và Sư Cô Chân Không trong các buổi thuyết trình thường hay dùng trà.

Nước trà không đắng lắm như tôi thường nghĩ. Nước trà nóng vừa đủ làm ấm bụng lúc sớm mai về. Tôi uống từng hốp một để thưởng thức hết được cái hương vị của trà, của tình thương, của tình người đối với người qua một cử chỉ rất đơn giản, không cầu kỳ. Người cho gởi cho người nhận biết là "Tôi đang nghĩ đến bạn. Tôi quan tâm đến bạn."

Chốc sau thì Sư Cô trở ra, lần này hình như Sư Cô có dự định đi đâu đó, công phu sáng chẳng hạn. Tôi đưa gởi lại Sư Cô hai tách trà không vì không biết phải để nó ở đâu.

Sư Cô hỏi thăm hai má con tôi có đem theo đồ ăn sáng gì không? Má và tôi kể rằng bửa sáng qua có lấy thêm mấy phần bánh mì sanwich trét bơ đậu phụng và mứt dâu (peanut butter and jelly sandwiches) để dành cho sáng nay. Rồi Sư Cô lại hỏi tiếp là có đem theo trái cây không? Mắc cỡ, tôi kể tiếp với Sư Cô là tôi có chừa trái lê (pear) mà hôm leo núi quý Thầy và quý Cô có bỏ trong túi đồ ăn cho mỗi đại chúng làm cho Sư Cô phải bật cười. Nụ cười của Sư Cô thật hiền hậu và giàu tình thương.

Mới gặp đó, Sư Cô không ngần ngại mà lại còn quan tâm chu đáo cho hai má con tôi. Thiệt thương Sư Cô quá đi!
The Back of the Buddha [Previous]
Headlights at Night [Next]

Headlights at Night

Ánh Đèn Pha Trong Đêm
A Sister with No Name [Previous]
Main: Leaving Deer Park [Main]

Hơn 5 giờ sáng. Từ phía cổng nhấp nháy ánh đèn pha chiếu ra từ chiếc xe van đang chạy lên trên hướng bãi đậu xe để quanh đầu trở lại.

Trong khi bác tài xế nói lời xin lỗi vì đã đến muộn thì tôi cũng không quên cám ơn bác vì phải làm phiền bác lên đón chúng tôi lúc sáng sớm khi trời còn tối mịt như thế này.

Nhìn thóang qua, bác độ tuổi khỏang 50-60. Bác vui vẻ chào đón, thăm hỏi và giúp đưa vali và giỏ xách lên xe. Bác còn hướng dẫn má và tôi thắt dây an tòan (wear a seat belt). Đâu đó xong xuôi, bác cho xe lăn bánh đi chầm chậm bắt đầu xuống núi, rời Lộc Uyển.

Ra khỏi cổng tu viện ở chân núi, tôi và bác hai người cùng nhau trao đổi hỏi chuyện qua lại. Bác kể cho tôi nghe công việc của bác và một ít lịch sử về người dân, đời sống và giao thông ở thành phố San Diego và các vùng phụ cận. Tôi ngồi lắng nghe bác như một người con, người cháu nghe cha, chú của mình kể chuyện. Đúng sai không phán xét mà chỉ biết lắng nghe.

Còn tôi thì tôi cho bác biết về nơi tôi ở, ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Mặc dù nơi tôi ở không có các dãy nhà cao tầng tráng lệ như những thành phố lớn, nhưng đổi lại là khung cảnh êm đềm của những vườn cây ăn trái, ruộng lúa mì, bắp (ngô) và đậu nành nằm xen kẻ giữa lòng thị trấn.

Nhắc đến vùng làm kẹo sô-cô-la (chocolate) Hershey, Pennsylvania thì chắc ai cũng có lần nghe qua hoặc ít nhất cũng thấy qua nhãn hiệu kẹo sô-cô-la mang tên ấy được trưng bày bán ở các siêu thị lớn nhỏ trong và ngoài nước Mỹ, ngay cả ở Việt Nam.

Nhưng, không mấy ai biết đến ông Milton S. Hershey, doanh nhân của một doanh nghiệp có sản phẩm biết đến trên tòan thế giới, người sáng lập ra thị trấn mang tên ông là một nhà từ thiện với tấm lòng hảo tâm mà việc cung cấp cơ hội cho những người khác luôn là một ưu tiên quan trọng. Đặt biệt là qua việc thành lập một trường học cho trẻ mồ côi, những người không bao giờ có nhiều cơ hội để tiếp nhận giáo dục...

Bặt trong im lặng sau cuộc trao đổi, tôi nhìn ra đường phố San Diego trong khi chiếc xe của bác len lỏi giữa dòng giao thông bửa sớm. Mấy chốc thì chiếc xe đổ vào khu vực tấp nập và rộn rịp đêm cũng như ngày của sân bay San Diego.

Cuộc chia tay trong chớp nhoáng, tôi chỉ kịp hỏi tên bác.

"Larry, xe số 981."
A Sister with No Name [Previous]
Main: Leaving Deer Park [Main]
PLEASE RESPECT ONE'S WORK BY CITING THE ORIGINAL SOURCE.